Chú thích Ngô Sĩ Quý

  1. 1 2 3 4 5 Tình thầy trò Vĩnh Xuân Việt Nam
  2. Do khó khăn minh xác dữ kiện lịch sử này, có ý kiến cho rằng khoảng thời gian cụ Tế lưu lạc sang Việt Nam không sớm hơn 1929 và không sau 1933.
  3. Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam là "đại ca" Diệp Vấn
  4. Những truyền kỳ về sư tổ phái Vịnh Xuân Việt Nam
  5. Chúng tôi dùng chữ "chân truyền" trong ngoặc kép, trích nguyên văn từ tài liệu. Tuy nhiên theo một võ sư dòng Vĩnh Xuân Ngô Sĩ Quý, việc dạy của Tế Công là dạy để gây quan hệ và kiếm tiền sinh sống nên không có khái niệm truyền nhân hay chân truyền. Người học cụ Tế Công rất nhiều và phần lớn là các gia đình quyền quý, trong số đó có nhiều người đạt trình độ cao.
  6. Nguyễn Ngọc Nội, Tạp chí Ngày Nay, Số 23 (12-2003), Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội CLB UNESCO Việt nam của Vĩnh Xuân Việt Nam tại Hà Nội.
  7. Trong tác phẩm Quyền sư, võ sư Trần Việt Trung nêu 4 câu lục bát, trong đó ngoài 4 đại võ sư kế tục cụ Tế Công mà mỗi người sở đắc một kỹ pháp của tôn sư truyền lại như đã nêu tên ở trên, còn có tên của bác sĩ Việt Hương: "Tiển tròn, Phùng mộc, bay / Ngô hình, Hương y (hay ý?) bắt tay thành tài / Ra đi ngày hãy còn dài / Bẻ cành mai trắng viết vài câu thơ". Theo bốn câu thơ này, Trần Thúc Tiển nổi tiếng với thủ pháp tròn trịa linh hoạt; Trần Văn Phùng lừng danh với kỹ thuật đánh mộc nhân thung, Vũ Bá Quý nổi tiếng với thân pháp phiêu dật, Ngô Sĩ Quý sở đắc hệ thống ngũ hình quyền, và Việt Hương nổi tiếng về y võ. Tuy nhiên cho tới nay chưa ai rõ bác sĩ Việt Hương về sau có hoạt động trong lĩnh vực võ thuật như truyền dạy hoặc nghiên cứu hay không.
  8. Bài Thủ đầu quyền sau này là bài quyền nhập môn cơ bản của hầu hết các dòng nhánh Vĩnh Xuân quyền Việt Nam.
  9. 1 2 “Vĩnh Xuân quyền”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2017.
  10. Có quan điểm cho rằng Ngô Sĩ Quý không chỉ theo học Tế Công 3 năm mà phải tính từ 1938 đến Cách mạng Tháng Tám 1945, nhưng do chưa có tài liệu kiểm chứng nên chúng tôi tạm để dữ kiện này ở đây như một tồn nghi.
  11. Cũng có ý kiến cho rằng trước Cách mạng Tháng Tám, Ngô Sĩ Quý còn trao đổi võ học với các anh em con chú trong họ cũng theo học Tế Công như Ngô Phượng Tường, Ngô Khoa, Ngô Kiểm, và bạn của Ngô Phượng Tường là Trần Văn Từ. Trong giai đoạn nửa đầu thời kỳ kháng chiến, trước khi đi Lư Sơn, Ngô Sĩ Quý sống cùng Trần Văn Từ khoảng 3 năm và hàng đêm cũng có cơ hội được giao lưu với Hồ Hải Long. Các ông Ngô Phượng Tường, Đỗ Bá Vinh, Trần Văn Từ, Hồ Hải Long theo học Tế Công quãng 1936 đến Cách mạng Tháng Tám, và sau 1954 vào Nam tiếp tục qua lại với Tế Công.
  12. Theo bài nói chuyện của ông Hoàng Quốc Lập nguyên Cán bộ cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam, môn sinh của thầy Ngô Sĩ Quý, tại Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2016.
  13. 1 2 Chúng tôi lược thuật theo bài "Chuyện về võ sư nhu quyền Ngô Sĩ Quý" đăng tải trên báo Tiền Phong Chủ Nhật và được một số blog mạng đăng lại, nhưng trước mắt chưa kiểm chứng được trên bản in.
  14. Ban chấp hành Hội võ thuật Hà Nội vinh danh "cố võ sư Ngô Sĩ Quý môn phái Vịnh Xuân" danh hiệu Đại võ sư cao cấp "vì những đóng góp to lớn cho việc giữ gìn, truyền bá, phát triển Võ cổ truyền Việt Nam và Thủ đô Hà Nội" (trích nguyên văn trên chứng nhận Vinh danh Đại võ sư số 008/ĐVS do Chủ tịch Hội Võ thuật Hà Nội Vũ Quang Vinh ký ngày 19 tháng 8 năm 2015).